Trong vòng chưa đầy 1 năm, từ tháng 8/2014 đến nay, đã có 7 cây cầu bị báo động về mức độ an toàn, thậm chí có cây đã gẫy sập hoàn toàn ngay khi vừa khánh thành. Tình trạng này không khỏi không gợi lại ký ức về vụ sập cầu tang thương tại Lai Châu khiến 45 người tử vong vừa xảy ra hồi tháng 2/2014.

1/ Cầu gẫy gập hình chữ V ở rạch Cầu Sa (nối Q.12 và Q.Bình Tân)

Sự cố sập cầu xảy ra vào tháng 9/2014, tuy nhiên, đến tháng 1/2015, tình trạng cây cầu vẫn chưa được khắc phục.

Sau khi bị sập gãy trùng xuống hình chữ V, hai mố cầu tách rời nhau, nhiều thanh sắt cũng bật ra khỏi mối nối. Trên mặt cầu xuất hiện nhiều vết hở lớn, nhiều thanh sắt bị mục. Những ngày nước kênh lớn cộng sức nặng do người dân lưu thông, “phần võng” này chạm mặt nước và có nguy cơ bị đổ sập bất cứ lúc nào. 

 Sập cầu tại rạch cầu sa
Ảnh hiện trường

Thành cầu bị gãy gập tạo thành hình chữ V, nhiều thanh sắt cũng bật ra khỏi mối nối hai bên đầu cầu. Trên mặt cầu xuất hiện nhiều vết hở lớn, nhiều thanh sắt bị mục. (Ảnh: danviet.vn)

Được biết, đây là cây cầu sắt bắc qua nhánh kênh Tham Lương nối giữa phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân với phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM, là nơi lưu thông hằng ngày của hàng trăm công nhân từ quận Bình Tân sang các công ty tại quận 12. Vì tình trạng chậm sửa chữa, người dân vẫn tiếp tục đánh liều băng qua cầu, vì đường vòng dài khoảng 1-2 km.

“Mỗi khi nhiều người cùng đi qua, cây cầu rung lắc dữ dội, ai cũng muốn bước qua cho nhanh vì không biết khi nào nó sập”, anh Nguyễn Văn Hùng (ngụ phường Tân Thới Nhất, Q.12) cho biết trên báo Người Lao động.

Khi cầu có nguy cơ sập, chính quyền địa phương đã dùng lưới sắt rào 2 đầu cầu. Tuy nhiên, việc chậm chạp trong khâu sửa chữa khiến các lưới sắt này trở nên vô dụng trước nhu cầu đi lại của người dân.

 Sập cầu tại rạch cầu sa
Cây cầu là con đường đi học của nhiều học sinh. (Ảnh: nld.com.vn)
 Sập cầu tại rạch cầu sa

Tình cảnh “sống chung với lũ” của người dân hai bên rạch
(Ảnh: danviet.vn)

2/ Cầu sập ngay khi đang thi công (tỉnh Vĩnh Long)

Đang trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng để đưa vào sử dụng thì bất ngờ có dấu hiệu sụt lún, sau khi xuất hiện những vết nứt giữa cầu và 2 đầu cầu – đó là tình trạng của cây cầu tại ấp Phú Thuận A, xã Nhơn Phú (huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) vào ngày 10/9/2014.

Theo lời người dân và các công nhân, khi đang thi công hoàn thiện phần mặt cầu thì phần đỉnh của cầu có dấu hiệu hạ thấp dần. Sau khi xuất hiện các vết nứt ở trụ cầu bên trái và phải, cầu nhanh chóng bị sụp xuống. Sự cố xảy ra vỏn vẹn trong vài phút. May mắn không có thiệt hại về người.

 Cầu tại Ấp Phú Thuận A - Tỉnh Vĩnh Long
Hiện trường vụ sập cầu

 Cầu tại Ấp Phú Thuận A - Tỉnh Vĩnh Long

Bị gãy nhịp giữa, cây cầu hoàn toàn bị đổ sập. (Ảnh: baovinhlong.com)

Theo báo Vĩnh Long, tổng vốn đầu tư công trình khoảng 320 triệu đồng (trong đó một nửa là vốn tài trợ và một nửa do địa phương đối ứng). Cầu được khởi công từ tháng 7/2014 và dự kiến sẽ hoàn thành trong vài ngày sau đó thì xảy ra sự cố.

Cây cầu có tổng chiều dài 28 m, bề mặt cầu ngang 2,2 m. Theo người dân địa phương cũng như những người có kinh nghiệm trong ngành xây dựng, nguyên nhân sụp lún cầu là do thi công phần móng yếu. Các trụ cầu đóng xuống đất sình chỉ khoảng 2,5-3 m nên chưa đến nền đất cứng. Trong khi đó, phần trên cầu hơn 20 tấn nên không thể chịu lực.

3/ Cầu treo ‘khắc phục chui túi ni lông’ 3,5 tỷ đồng vẫn đứt gãy (tỉnh Điện Biên)

Đó là cây cầu treo Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) được xây dựng sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng – sau khi việc người dân, giáo viên, học sinh ở Sam Lang mùa lũ phải chui vào túi ni lông để qua suối được công bố rộng rãi.

Ngày 22/7/2014, cây cầu bị lũ kéo sập sau hơn 2 tháng khánh thành

 Cầu treo tại tĩnh Điện Biên

Trừ hai đầu trụ móng vẫn đứng vững, còn phần bụng cầu, cáp neo phía dưới,
nhiều tấm thép trên mặt cầu đều bị nước lũ cuốn trôi
và bị đứt gãy nhiều đoạn. (Ảnh: vnexpress.net)

Theo báo Tin tức, anh Chảo Lú Páo (bản Sam Lang) cho hay, từ sau khi cầu bị gãy, biết là việc chui túi ni lông để qua suối là vô cùng nguy hiểm nên người dân không còn sử dụng biện pháp này, mà dùng bè tre. Tuy nhiên, giữa lòng nước đỏ ngầu, bè được giữ thô sơ bằng sức người, với một người dùng sào tre cắm xuống lòng suối để giữ bè khỏi trôi, còn một người nhảy xuống suối để kéo bè vào bờ.

Được biết, cây cầu treo bắc qua suối Nậm Pồ dài 100 m, rộng 1,5 m, tải trọng 30 tấn với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng.

 Cầu treo tại tĩnh Điện Biên

tháng sau sự cố cầu sập, người dân phải qua suối bằng bè tre. 
(Ảnh: 
vnexpress.net)

4/ Cầu Vĩnh Bình (Long An) – đổ sập sau 12 ngày khánh thành

Ngày 26/5, phát hiện một vài vết nứt ở mố cầu Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Hưng, Long An), chính quyền vừa dựng rào tạm ngăn xe cộ qua lại thì ngay ngày hôm sau (27/5), cây cầu này đã bị đổ sập. Điều đáng nói là cây cầu này vừa mới được khánh thành trước đó 12 ngày (vào ngày 13/5).

Ông Nguyễn Văn Chỉnh – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An cho biết, cầu Vĩnh Bình là cây cầu dây văng, tải trọng 1 tấn, tổng chiều dài gần 60m, được bắc qua kênh 28 ở xã Vĩnh Bình để thay thế cho bến phà cũ.

UBND xã Vĩnh Bình làm chủ đầu tư công trình, kinh phí xây cây cầu có sự đóng góp của  người dân đóng góp của người dân khoảng 500 triệu đồng.

 Cầu Vĩnh Bình

Những gì còn lại của cầu Vĩnh Bình sau gần 2 tuần khánh thành
(Ảnh: baolongan.vn)

Thực hiện thẩm định từ ngày 1/6 đến ngày 2/7, ông Nguyễn Văn Chỉnh cho biết, qua kiểm tra, thẩm định và khoan thăm dò của một đơn vị độc lập thì trụ và nửa cây cầu còn lại hiện đang chênh vênh trên kênh vẫn đảm bảo chất lượng, vì thế, sẽ tiến hành đấu nối để cây cầu tiếp tục được sử dụng.

Về nguyên nhân dẫn đến sập cầu và đơn vị chịu trách nhiệm, ông Chỉnh cho biết, đơn vị thẩm định độc lập vẫn đang hoàn chỉnh hồ sơ chi tiết để tìm ra được đơn vị chịu trách nhiệm chính trong vụ sập cầu để Sở Giao thông vận tải xử lý theo đúng quy trình.


Nguồn:  Internet

 


XEM THÊM:

Tòa nhà 4 tầng mới sơn đã nghiêng ra sau 2 - 3 độ 

Nhà nghiêng hàng chục hộ dân sơ tán

Nhà nghiêng do thi công kém

 

 

 

  • Chia sẻ :