"Không phải bất kỳ hiện tượng lún nào cũng là nguy hiểm.

Nếu ta lường trước được, bố trí khe lún thì không đáng ngại, nhưng không được để có sự rò rỉ, thấm nước ở khe lún" - Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.

Không được để thấm ở khe lún!

Trao đổi với VietNamNet về hiện tượng lún ở hầm Kim Liên (Hà Nội), ông Phạm Sỹ Liêm nói rằng: Trong xây dựng, những kết cấu dài đều có nguy cơ xảy ra lún không đều.

Khao sat dia chat - lun cong trinh

Ví dụ, trong xây dựng nhà, với những khối nhà dài thì người ta thường chủ động xây khe lún. Như ở khu Kim Liên, Giảng Võ, một cái nhà trong một đoạn không có khe lún gọi là 1 đơn nguyên, và thường 1 ngôi nhà ở đây có 3 đơn nguyên là người ta tạo ra 2 khe lún.

"Nói như thế để thấy không phải sự lún nào cũng nguy hiểm. Nếu chủ động, tính toán trước thì sự nguy hại càng nhỏ" - ông Liêm nói.
"Không phải bất kỳ hiện tượng lún nào cũng là nguy hiểm.
Nếu ta lường trước được, bố trí khe lún thì không đáng ngại, nhưng không được để có sự rò rỉ, thấm nước ở khe lún" - Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng

hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói.
Không được để thấm ở khe lún! Trao đổi với VietNamNet về hiện tượng lún ở hầm Kim Liên (Hà Nội), ông Phạm Sỹ Liêm nói rằng: Trong xây dựng, những kết cấu dài đều có nguy cơ xảy ra lún không đều.

Theo ông Liêm, bản thân hiện tượng lún đều tuy không bình thường nhưng cũng không gây nguy hại nhiều cho công trình. Còn nếu lún không đều thì nguy hiểm hơn với kết cấu, đặc biệt với kết cấu bê tông, do có sự co ngót của vật liệu này.

Ví dụ, trong xây dựng nhà, với những khối nhà dài thì người ta thường chủ động xây khe lún. Như ở khu Kim Liên, Giảng Võ, một cái nhà trong một đoạn không có khe lún gọi là 1 đơn nguyên, và thường 1 ngôi nhà ở đây có 3 đơn nguyên là người ta tạo ra 2 khe lún.

"Nói như thế để thấy không phải sự lún nào cũng nguy hiểm. Nếu chủ động, tính toán trước thì sự nguy hại càng nhỏ" - ông Liêm nói.

Quay trở lại hầm Kim Liên, ông Liêm cho rằng không chắc hầm có khe lún hay không (?!) nhưng nếu là hầm bê tông, lại có chiều dài như thế thì khả năng phải có khe lún và thường với kết cấu bê tông thì khe lún kết hợp với khe co giãn. Tuy vậy, ông Liêm khuyến cáo tuyệt đối không để nước chảy vào khe lún (khe co giãn).

Ông Liêm cho biết: "Vì thế, tôi biết ở khe lún người ta xử lý rất công phu. Ví dụ ở khe lún của các đường hầm metro, người ta cho vào 2 bên khe lún những miếng đồng ghép, có “nếp nhăn” như cây đàn ac-cooc-đê-ông, khi miếng bên này co lại thì miếng bên kia giãn ra, che kín hết khiến nước không rò rỉ, xuyên qua được".
 
Thêm nhiều điểm rò rỉ ở hầm Kim Liên kể từ sau khi phát hiện vết đầu tiên cách nay nửa tháng. Ảnh: C.Hiếu Ông Liêm chia sẻ, hiện tượng lún là điều không mong muốn và chẳng ai lường trước hết được, nhưng không dự kiến được thì phải có biện pháp đề phòng khi sự cố xảy ra.

Phải xem xét sơ đồ lún!

Cũng liên quan đến vấn đề lún ở hầm Kim Liên mà các cơ quan thông tin đại chúng đưa trong thời gian qua, ông Trần Chủng (nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng) cho rằng: "Chúng ta phải thận trọng, vì một công trình bao giờ cũng có một độ lún nhất định cho phép sau khi chất tải. Chỉ một khi độ lún vượt ra ngoài tính toán của người thiết kế mới đáng lo ngại. Bên cạnh đó, không được để xuất hiện dấu hiệu hư hỏng như vết nứt".

Nhưng ông Chủng cho biết, phải lưu ý rằng hầm Kim Liên là công trình chưa hoàn thiện, chưa xong lớp "áo" - lớp cấu tạo bên trên nên nhiều khả năng nước mưa thấm qua mặt đường rồi thấm xuống.

Khi hoàn thành lớp "áo", nếu còn hiện tượng thấm thì phải xem xét vì lúc ấy mà còn thấm thì rất đáng ngại. Bởi lớp áo bên trên, ngoài chức năng cho việc đi lại êm thuận còn có chức năng bổ trợ rất quan trọng trong việc chống thấm.
 
"Tôi chưa tận mắt chứng kiến sự cố, nhưng nếu xuất hiện vết nứt thì phải xem hình dáng vết nứt, hướng nứt, ở vị trí nào của hầm: trên nóc hầm hay hai bên tường. Nguyên nhân lún cũng thế, nếu có, cũng phải xem xét thời điểm, sơ đồ lún, lún lệch hay lún đều thì mới đánh giá được cụ thể, chính xác"  - ông Chủng nói.

TS. Nguyễn Thành Sơn, kỹ sư chuyên về ngành công trình ngầm và mỏ:

Địa chất hầm đường bộ Kim Liên yếu

Phương án hầm đường bộ ngã tư Kim Liên được lựa chọn với các giải pháp không hợp lý. Trước hết, thay vì phương án hầm chui qua đường sắt như hiện nay (trên vành đai 1) đáng lẽ phải chọn phương án cầu vượt chạy song song với đường sắt trên tuyến Giải Phóng-Lê Duẩn, bởi chi phí xây cầu vượt nhỏ hơn, thi công đơn giản hơn, nhanh hơn, an toàn hơn.

Điều kiện địa chất công trình khu vực này tương đối yếu, không thuận lợi cho việc thiết kế xây các công trình ngầm, đòi hỏi các giải pháp kỹ thuật rất tốn kém để chống lún, nứt. Điều kiện địa chất thuỷ văn khu vực này cũng phức tạp cho việc thi công, đòi hỏi các giải pháp kỹ thuật cũng rất tốn kém để thoát nước (cả trong thi công và trong vận hành).

Việc vận hành tuyến đường sắt không ảnh hưởng tới kết cầu và sức chịu đựng của công trình. Sau này, nếu nâng tuyến đường sắt lên trên cao, việc thi công tuyến đường sắt trên không sẽ đơn giản và đỡ tốn kém, tuyến đường sắt sau này sẽ không bị cắt ngang qua đường bộ.

Việc tổ chức giao thông với phương án cầu (cho các phương tiện quay đầu hoặc rẽ trái) sẽ đơn giản hơn so với phương án hầm như hiện nay. Gần hầm ngầm có 2 hồ lớn (nếu không kể hồ Kim Liên trước đây) là hồ Bảy Mẫu và Ba Mẫu, phương án xây ngầm như hiện nay sẽ rất tốn kém trong khâu thoát nước (phải bơm cưỡng bức), trong khi phương án cầu vượt chỉ cần thoát tự nhiên.

Tin - VietNamNet

  • Chia sẻ :